Nhằm góp phần giúp quý khách kiến tạo nên không gian khách sạn hoàn hảo để mang lại cảm giác thực sự thư giãn cho du khách và thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty, trong bài viết này Nội thất Dương Gia xin được cung cấp một số thông tin hướng dẫn cách bố trí phòng trong khách sạn tiện nghi, sang trọng.
Khách sạn được hiểu là cơ sở kinh doanh lưu trú phổ biến trên thế giới, và dĩ nhiên Việt Nam cũng nằm trong số đó. Bằng chứng là các khách sạn ở đất nước ta mọc lên ngày càng nhiều, có mặt ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Tuy nhiên, không phải khách sạn nào cũng được đánh giá cao và tạo được dấu ấn trong lòng du khách bởi chưa biết cách bố trí phòng trong khách sạn cho khoa học để tạo nên không gian nghỉ ngơi tiện nghi, sang trọng.
Thấu hiểu được điều đó, sau đây công ty Cổ phần Xây dựng và Nội thất Dương Gia Việt Nam sẽ hướng dẫn các cách bố trí phòng trong khách sạn cho từng loại hình cụ thể để quý khách dễ dàng tham khảo.
Cách bố trí phòng trong khách sạn theo kiểu phòng Standard (STD)
Theo cách phân chia các loại hình phòng khách sạn thì phòng Standard là loại phòng đơn giản nhất. Đồng thời, Standard cũng được xem là loại phòng tiêu chuẩn trong khách sạn.
Phòng khách sạn Standard không phải là loại phòng cao cấp. Do vậy, chúng ta có thể bố trí ở những tầng thấp, không quan trọng có view đẹp hay không. Thậm chí, không có view cũng không bị xem là thiếu chuyên nghiệp.
Thế nhưng, để du khách vẫn được nghỉ ngơi thoải mái, nội thất dùng trong phòng Standard cũng cần phải được trang bị đầy đủ, ít nhất phải đáp ứng được trang thiết bị cơ bản. Đồ dùng nên chọn những món đồ mang kiểu dáng thiết kế đơn giản, gọn gàng nhằm giúp căn phòng vốn sở hữu diện tích nhỏ này có được độ thông thoáng nhất định.
Hầu hết các khách sạn lớn hiện nay đều không có phòng Standard. Để thu hút du khách, đa phần các phòng đều có view đẹp và được trang bị nội thất vô cùng tiện nghi, cao cấp.
Cách bố trí phòng trong khách sạn theo kiểu phòng Superior (SUP)
So với phòng Standard thì phòng Superior có chất lượng cao hơn và giá thuê phòng cũng đắt hơn. Vì vậy, cách bố trí phòng trong khách sạn đối với loại hình này cũng cần được chú trọng hơn để thể hiện sự chuyên nghiệp, xứng đáng với số tiền khách bỏ ra.
Tốt nhất, bạn nên bố trí phòng Superior ở những không gian có diện tích lớn hơn so với phòng Standard. Và đặc biệt, các trang thiết bị nội thất phải đầy đủ, có view đẹp để có thể mang lại không gian nghỉ ngơi thoải mái nhất.
Cách bố trí phòng trong khách sạn đối với loại hình phòng Deluxe (DLX)
Đối với một số khách sạn, phòng Deluxe đã được xem là một loại hình phòng khách sạn cao cấp. Vì thế, khi thiết kế khách sạn, phòng Deluxe thường được bố trí ở trên tầng cao, có tầm nhìn đẹp và thoáng đãng.
Bên cạnh đó, diện tích phòng cũng phải rộng rãi, thoải mái. Đồng thời, các trang thiết bị nội thất khách sạn phải sử dụng hàng cao cấp để phục vụ tốt nhất cho những vị khách chọn khách sạn của bạn làm nên nghỉ ngơi trong những chuyến du lịch, công tác.
Cách bố trí phòng trong khách sạn đối với loại hình phòng Suite (SUT)
Khi hướng dẫn cách bố trí phòng trong khách sạn để đem đến sự sang trọng, tiện nghi và khoa học không thể bỏ qua phòng Suite. Đây là loại phòng cao cấp nhất, và chỉ thường gặp ở những khách sạn 5 sao.
Cũng như phòng Deluxe, phòng Suite nên được bố trí ở trên tầng cao, những tầng có view đẹp nhất trong khách sạn. Nội thất dùng trong phòng Suite phải là những món đồ lột tả được sự sang trọng, đẳng cấp, có thể kèm theo các dịch vụ đặc biệt.
Bởi là phòng cao cấp nhất, nên phần lớn các phòng Suite đều thiết kế phòng ngủ và phòng khách riêng biệt. Ngoài ra còn có ban công thoáng mát để khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp.
Hi vọng rằng, những thông tin Nội thất Dương Gia chia sẻ trong bài viết về chủ đề “Hướng dẫn cách bố trí phòng trong khách sạn tiện nghi, sang trọng” sẽ góp phần giúp quý khách có thêm ý tưởng khi bố trí phòng khách sạn.
Ngoài ra, nếu quý khách có nhu cầu thiết kế nội thất khách sạn khoa học, chuyên nghiệp và đẳng cấp có thể liên hệ ngay với Nội thất Dương Gia qua số HOTLINE: 0934. 583. 888 để được ta vấn hỗ trợ miễn phí bởi các nhà Thiết kế, Kiến trúc sư chuyên nghiệp của công ty.